Sử dụng lò vi sóng để giã đông thực phẩm là một tính năng tuyệt vời giúp bạn tiết kiệm thời gian chế biến và nấu nướng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết giã đông đúng cách. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu quy trình các bước giã đông thực phẩm an toàn cũng như các lưu ý quan trọng để thực phẩm sau khi giã đông không bị biến chất.
Những thực phẩm có thể giã đông bằng lò vi sóng
1. Thịt các loại (bò, heo, gà, vịt…)
Thịt là loại thực phẩm thường xuyên được cấp đông và có thể giã đá bằng lò vi sóng. Để đảm bảo rã đông đều và giữ được chất lượng, bạn nên chia thịt thành từng miếng hoặc thanh nhỏ trước khi cấp đông. Khi giã đông, hãy chọn chế độ Defrost và nhớ lật đều hai mặt trong quá trình thực hiện để tránh thịt bị chín ở mép ngoài.
2. Hải sản (tôm, mực, cá, cua…)
Hải sản cũng có thể được giã đông nhanh bằng lò vi sóng nếu bạn bọc kỹ bằng màng bọc thực phẩm hoặc đặt trong hộp chịu nhiệt có nắp hở. Trong quá trình giã đông, nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hải sản không bị chín quá hoặc mất độ tươi ngon.
3. Rau củ đông lạnh
Các loại rau củ đông lạnh rất phù hợp để giã đông bằng lò vi sóng, đặc biệt nếu bạn định xào, nấu canh hoặc hấp ngay sau đó. Với nhiều loại rau, bạn thậm chí không cần giã đông hoàn toàn mà có thể cho vào nồi nấu trực tiếp sau khi giã sơ để giữ được dưỡng chất trong đó.
Giã đông thịt bằng lò vi sóng
Cách giã đông bằng lò vi sóng
Bước 1: Chuẩn bị thực phẩm
Lấy thực phẩm cần giã đông ra khỏi ngăn đá.
Gỡ bỏ bao bì nilon, túi hút chân không hoặc hộp không phù hợp với lò vi sóng.
Đặt thực phẩm vào đĩa sứ, thủy tinh hoặc hộp chịu nhiệt có nắp hở.
Bước 2: Chọn chế độ rã đông (Defrost)
Bật lò vi sóng và chọn chế độ Defrost (nếu có).
Nếu lò không có chế độ rã đông, chọn công suất thấp hoặc trung bình (30–50%).
Bước 3: Cài đặt thời gian phù hợp
Căn chỉnh thời gian theo trọng lượng thực phẩm:
Dưới 500g: khoảng 4–5 phút.
500g – 1kg: khoảng 7–10 phút.
Trong quá trình giã đông, bạn có thể lật mặt thực phẩm để thực phẩm được tan đá đều, không bị đóng đá.
Bước 4: Kiểm tra xem đã giã đông xong chưa và lấy ra khỏi lò vi sóng
Sau khi hết thời gian, kiểm tra thực phẩm:
- Nếu còn đá cục, có thể rã thêm 1–2 phút nữa.
- Nếu đã mềm đều, lấy ra khỏi lò.
Không để thực phẩm trong lò quá lâu vì nhiệt dư có thể làm chín.
Bước 5: Chế biến ngay sau khi rã đông
Sau khi rã đông xong, nên chế biến thực phẩm ngay để tránh vi khuẩn phát triển.
Tuyệt đối không cấp đông lại thực phẩm đã rã đông bằng lò vi sóng.
Kinh nghiệm giã đông thực phẩm bằng lò vi sóng
1. Không dùng túi nilon, hộp xốp hoặc vật liệu kim loại
Khi sử dụng lò vi sóng, cho thực phẩm vào các bao bì không phù hợp như túi nilon, hộp xốp hoặc vật liệu kim loại có thể gây ra những nguy cơ nghiêm trọng. Các túi nilon hoặc hộp xốp không chịu được nhiệt độ cao và có thể chảy nhựa, giải phóng các chất độc hại vào thực phẩm. Các vật liệu kim loại, chẳng hạn như giấy bạc, có thể gây tia lửa và cháy nổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng và làm hỏng khiến bạn có thể mất thêm chi phí sửa lò vi sóng.
2. Không nên rã đông quá lâu hoặc để thực phẩm nguyên khối lớn
Một trong những sai lầm khi giã đông bằng lò vi sóng là để thực phẩm quá lâu trong lò hoặc không chia nhỏ thực phẩm trước khi rã đông. Khi thực phẩm được để nguyên khối lớn hoặc rã đông quá lâu, lớp ngoài của thực phẩm có thể bị chín trong khi phần bên trong vẫn còn đá. Điều này không chỉ làm cho thực phẩm mất đi độ tươi ngon mà còn gây mất chất dinh dưỡng do nhiệt độ cao tác động không đều.
3. Không nên cấp đông lại sau khi đã rã đông bằng lò vi sóng
Khi bạn cấp đông lại thực phẩm đã được rã đông bằng lò vi sóng, thực phẩm có thể bị mất chất lượng. Quá trình này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong thực phẩm, đặc biệt khi thực phẩm không được chế biến ngay sau khi rã đông. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà còn có thể gây hại cho sức khỏe, khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

4. Không nên rã đông trứng còn vỏ hoặc thực phẩm chứa nhiều chất béo
Rã đông trứng còn vỏ hoặc các thực phẩm chứa nhiều chất béo trong lò vi sóng có thể gây ra nguy hiểm. Đặc biệt, trứng có thể nổ vì hơi nước bên trong không thoát ra ngoài kịp, tạo áp lực làm vỡ vỏ trứng, gây nguy hiểm. Các thực phẩm giàu chất béo, như các món chiên, thịt mỡ, hoặc phô mai, khi rã đông trong lò vi sóng có thể biến chất, tách dầu hoặc làm cháy, ảnh hưởng đến hương vị và giá trị dinh dưỡng của món ăn.
5. Không để thực phẩm trong lò sau khi rã đông
Một lỗi phổ biến khi sử dụng lò vi sóng để rã đông là quên lấy thực phẩm ra ngay sau khi lò vi sóng hoàn thành. Lò vi sóng tiếp tục duy trì một lượng nhiệt dư trong thực phẩm sau khi quá trình rã đông kết thúc, có thể làm thực phẩm bị chín thêm hoặc tạo ra môi trường ấm ướt lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng thực phẩm mà còn tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là khi thực phẩm để quá lâu trong khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 60°C — một khoảng nhiệt độ mà vi khuẩn có thể phát triển rất nhanh.