Mặt bếp bị trầy xước hoặc đổi màu
Các vết xước trên bếp từ có thể gây ra vấn đề trong quá trình sử dụng. Đối với các vết xước nhỏ, đây chỉ là những vấn đề về mặt thẩm mỹ mà bạn có thể dễ dàng khắc phục. Bạn nên sử dụng một ít baking soda, nước và dùng lực vừa đủ để làm mờ các vết xước này.
Với các vết xước rất sâu và có thể ảnh hưởng đến cảm biến nhiệt độ, bạn nên áp dụng các biện pháp cẩn thận hơn. Tốt nhất là bạn nên liên hệ tới các dịch vụ sửa bếp từ chuyên nghiệp để nhận tư vấn về cách xử lý phù hợp nhất tùy thuộc vào tính trạng của bếp và vết xước. Để giữ cho mặt bếp phẳng, đẹp mắt và hoạt động tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng dụng cụ nấu có đế phẳng và nhẵn.
Nếu bề mặt bếp của bạn bị đổi màu, nguyên nhân thường do vết cháy sém trong quá trình đun nấu bị quá nóng hoặc cháy. Để tránh vấn đề này, bạn nên sử dụng dụng cụ nấu đúng kích cỡ và chú ý tới quá trình nấu.
Ngoài ra, tránh để nồi hoặc chảo không trên bếp trong thời gian dài và nhớ tắt bếp sau khi nấu xong. Nếu bề mặt bếp từ đã bị đổi màu, bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa bếp chuyên dụng để làm sạch mặt bếp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các vết đổi màu có thể không tẩy sạch được.
Đèn trên mặt bếp nhấp nháy
Nếu bảng điều khiển trên bếp từ nhấp nháy, bạn nên kiểm tra xem mình đã tắt bếp đúng cách chưa. Nếu không thì đây là dấu hiệu cho thấy bếp từ đang gặp phải trục trặc nghiêm trọng hơn. Khi đó, bạn cũng nên gọi đến các cơ sở sửa bếp từ uy tín để nhận tư vấn.
Bếp vẫn đang bật
Nhiều bếp từ thông minh có chức năng thông báo cho bạn biết khi bạn vẫn đang bật bếp. Mặc dù bếp từ sẽ không tạo ra nhiệt khi không có dụng cụ nấu tương thích đặt trên mặt bếp nhưng chúng vẫn tiêu thụ một lượng điện nhất định khi nguồn vẫn đang bật. Để giúp bạn tiết kiệm chi phí và năng lượng, nhiều kiểu bếp từ sẽ bắt đầu nhấp nháy nếu bếp để không trong một khoảng thời gian nhất định.
Tắt bếp bằng phím cứng
Trong trường hợp xảy ra vấn đề nghiêm trọng hơn, bảng điều khiển nhấp nháy có thể dấu hiệu cảnh báo đến người dùng. Mạch quá tải hoặc lỗi chip có thể là nguyên nhân khiến bếp từ ngừng hoạt động và bắt đầu nhấp nháy đèn.
Khi đó, nếu bếp từ không phản hồi khi bạn tắt bếp bằng nút nguồn, bạn sẽ phải thực hiện biện pháp để khôi phục cài đặt gốc. Đối với các bếp từ di động, bạn chỉ cần rút phích cắm và đợi vài phút rồi cắm lại. Đối với bếp từ cố định, bạn nên tắt bếp bằng cách tắt cầu dao, bạn nên đợi ít nhất ba mươi giây trước khi bật lại.
Nếu cách này vẫn không giải quyết được vấn đề, bạn nên gọi thợ sửa bếp từ đến để kiểm tra và khắc phục.
Bếp từ phát ra tiếng “bíp bíp”
Nếu bếp từ phát ra tiếng “bíp bíp”, bạn nên kiểm tra hướng dẫn sử dụng để biết thông tin về ý nghĩa của tiếng bíp và các giải pháp phù hợp.
Trong một số trường hợp, bếp từ phát ra tiếng bíp để báo cho người dùng rằng bạn đang sử dụng sai dụng cụ nấu hoặc bếp đang bật không trong một thời gian. Bạn hãy tắt những chức năng hoặc tắt hẳn bếp khi không sử dụng để bếp không lặp lại tiếng bíp.
Nếu bếp từ vẫn phát ra tiếng bíp, bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng hoặc liên hệ với nhà sản xuất để được hỗ trợ.
Bảng điều khiển không hoạt động
Nếu bạn không bật được bếp hoặc các chức năng cơ bản không hoạt động, nguyên nhân có thể do bảng điều khiển đã bị lỗi. Tuy nhiên, đôi khi, sự cố chỉ đơn giản như mất điện, khóa bếp đang bật hoặc mặt bếp bị ướt hoặc phủ bụi (với bếp cảm ứng).
Sự cố bảng mạch
Giống như hầu hết các thiết bị điện tử, bảng điều khiển bếp từ là nơi để người dùng khởi động và điều chỉnh các chức năng của thiết bị. Nếu bộ phận bị lỗi, một số hoặc tất cả chức năng của bếp có thể bị ảnh hưởng.
Một trong những thói quen là nguyên nhân dẫn đến lỗi bảng điều khiển là nhấc nồi ra trước khi tắt bếp. Khi đó, việc ngắt kết nối từ giữa dụng cụ nấu và cuộn dây trước khi tắt nguồn có thể khiến tải năng lượng dồn về bảng điều khiển và làm quá tải mạch điện.
Không có điện vào bếp
Nếu bạn không bật được bếp và các đèn trên bếp không sáng, nguyên nhân cũng có thể do nguồn điện. Đầu tiên bạn nên kiểm tra cầu dao của khu vực bếp. Nếu mạch bị quá tải, cầu dao có thể bị ngắt, khi đó bạn hãy tắt cầu dao trong ba mươi giây rồi bật lại. Nếu cách này không hiệu quả, hãy kiểm tra tất cả các kết nối (ổ cắm, dây điện và thiết bị) và đảm bảo chúng hoạt động bình thường.
Nếu hai biện pháp này không khắc phục được sự cố thì bạn nên gọi cho thợ sửa bếp từ uy tín để kiểm tra và có biện pháp khắc phục.
Khóa bếp
Như đã đề cập phía trên, khi bếp bị khóa có thể khiến các nút trên bảng điều khiển không phản hồi. Khi đó, bạn nên tìm nút khóa của bếp, thường có biểu tượng chìa khóa hoặc ổ khóa, và nhấn giữ trong tối đa 10 giây. Ngoài ra, bạn có thể thử nhấn giữ nút nguồn.
Mặt bếp ướt hoặc phủ bụi
Với loại bếp từ cảm ứng, mặt bếp bị ướt, phủ bụi hoặc dính các loại chất bẩn khác có thể khiến bếp không cảm ứng được những lần chạm của người dùng. Khi đó, bạn nên vệ sinh mặt bếp bằng chất tẩy rửa không mài mòn và vải mềm.
Ngoài ra, hãy vệ sinh bếp sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh và giữ cho thiết bị luôn ở tình trạng hoạt động tốt. Nếu sự cố vẫn tiếp diễn sau khi vệ sinh kỹ thì có thể bộ điều khiển cảm ứng đã bị trục trặc.
Quạt làm mát không hoạt động
Bếp từ có quạt giúp làm mát các thiết bị bên trong bếp và tránh bếp bị quá nhiệt. Nếu quạt làm mát không chạy, bếp có thể bị quá nóng và tự động, đây cũng có thể là nguyên nhân của một số vấn đề khác đã nêu ở trên.
Để tránh trường hợp nêu trên, bạn nên giữ cho quạt sạch sẽ, không dính bụi và dọn sạch các vật bám trên cánh quạt. Nếu quạt vẫn không chạy thì có thể do động cơ quạt gặp vấn đề. Khi đó bạn nên sửa bếp từ tại các đơn vị sửa chữa được ủy quyền hoặc có uy tín về sửa bếp từ các hãng, chẳng hạn như đơn vị sửa bếp từ, bếp hồng ngoại Fagor tại Hà Nội.
Thức ăn chín không đều
Nếu thức ăn chín không đều sau khi nấu, nguyên nhân có thể là cấu tạo của dụng cụ nấu hoặc do cài đặt chức năng hoặc nhiệt độ không phù hợp. Bạn nên chọn dụng cụ nấu có đáy phẳng. Ngoài ra, bạn cũng nên cài đặt nhiệt độ phù hợp với loại thực phẩm bạn đang nấu.
Nếu sự cố vẫn tiếp diễn, bạn có thể cần điều chỉnh kỹ thuật nấu ăn của mình hoặc tham khảo hướng dẫn sử dụng để biết thêm thông tin và các giải pháp phù hợp.
Màn hình hiển thị mã lỗi
Khi bếp tự phát hiện có vấn đề với bộ phận nhất định,ì nó có thể hiển thị mã lỗi lên màn hình để báo cho người dùng. Các mã lỗi này bao gồm: E1, C1, F1, v.v. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần tra cứu bảng mã lỗi trong hướng dẫn sử dụng và thực hiện biện pháp sửa chữa theo hướng dẫn. Với một số mã lỗi nhất định, bạn sẽ không thể tự sửa bếp từ tại nhà mà sẽ cần đến sự hỗ trợ của thợ sửa chuyên nghiệp.
Nguồn tham khảo: essentialhomeandgarden.com và funktionalhome.com