Khởi động lò vi sóng không đúng cách
Khi nấu đồ ăn bằng lò vi sóng, đặc biệt là những món tinh tế như các loại bánh ngọt, thì lò phải đủ nóng trước khi cho vào bánh vào vì nguyên liệu làm bánh sẽ phản ứng với nhiệt tạo ra hơi nước, giúp bánh nở ra.
Khi bạn cho bánh vào trong lò vi sóng khi lò vẫn còn lạnh có thể ảnh hưởng khá lớn đến độ thơm ngon của bánh sau khi nấu xong. Ngoài ra, các món rang hoặc dán sẽ cần một luồng nhiệt tức thì để đảm bảo quá trình caramen hóa - quá trình hóa học trong protein và axit amin dẫn đến màu nâu và tạo hương vị thịt cho thức ăn.
Vì vậy, bạn nên tập thói quen bật lò nướng khi chuẩn bị sử dụng. Theo nguyên tắc chung, phải mất khoảng 10 phút để làm nóng lò vi sóng nhưng các lò có thiết kế khác nhau sẽ cần lượng thời gian khác nhau, vì vậy hãy kiểm tra hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cho kiểu máy cụ thể của bạn để máy hoạt động một cách tốt nhất, tránh phải sửa lò vi sóng tại nhà trong thời gian ngắn.
Không giữ vệ sinh sạch sẽ
Bạn nên lau chùi lò vi sóng sau mỗi lần sử dụng. Đôi khi, người dùng thường không để ý hoặc ngại bẩn nên sẽ không lau lò vi sóng sau khi sử dụng, khi đó các vết bẩn sẽ bám chặt hơn vào lò và khó làm sạch hơn, đồng thời làm mất mỹ quan khu bếp và dễ dẫn đến hỏng hóc và tốn chi phí cho sửa lò vi sóng.
Nếu thời gian và điều kiện không cho phép, bạn có thể lau nhanh bằng miếng vải sợi nhỏ để tạm thời lau đi các vết bẩn, tránh để chúng bám chặt vào các bộ phận của lò gây mốc, ám mùi và các loại hỏng hóc phải sửa lò vi sóng..
Vệ sinh lò nướng thường xuyên đồng thời giúp lò vi sóng không bị bám mùi thức ăn cũ và sau đó ám mùi lên thức ăn mới hoặc thậm chí là khắp nhà. Việc vệ sinh lò vi sóng thường xuyên cũng giúp cho những lần vệ sinh sau dễ dàng hơn và tạo thành thói quen cho người sử dụng.
Mở cửa lò vi sóng nhiều lần trong khi nấu
Nếu cửa lò vi sóng bị mờ (có thể do hơi nước hoặc cửa lò vi sóng bị bẩn),bạn sẽ có xu hướng mở cửa lò để kiểm tra xem thức ăn bên trong như thế nào. Nhưng mỗi khi bạn mở cửa, một lượng nhiệt nhất định sẽ thoát ra ngoài. Điều này khiến quy trình nấu không đảm bảo và ảnh hưởng để chất lượng món ăn, trong đó bánh ngọt và bánh mì nhạy cảm hơn với sự thay đổi nhiệt độ. Vì vậy việc mở cửa lò vi sóng ở một số giai đoạn nhất định khi nướng có thể khiến món ăn bị mất đi hương vị mong muốn.
Đối với những món ăn cần đảo, lắc hoặc phết trong khi nấu, bạn nên lấy thức ăn ra và đóng cửa lò lại. Sau khi thực hiện xong công việc cần thiết, bạn có thể đưa món ăn trở lại lò vi sóng với lượng nhiệt bị mất thấp nhất.
Chọn sai cài đặt
Một số loại lò vi sóng hiện đại có nhiều chức năng và chế độ nấu. Khi đó để tránh chọn sai chức năng, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi nấu để chọn được chế độ phù hợp nhất, tùy theo món ăn, vị trí đặt lò hoặc thời gian cần thiết.
Ví dụ, khi đặt lò vi sóng ở kệ nhiều tầng, bạn nên sử dụng chế độ quạt cưỡng bức, quạt có một bộ phận xung quanh để phân bổ nhiệt đều, tránh dồn vào một khu vực để giảm tác động tới không gian xung quanh.
Lưu ý rằng chế độ quạt cưỡng bức yêu cầu mức nhiệt độ thấp hơn chế độ thông thường, vì vậy bạn sẽ cần giảm nhiệt độ xuống 20°C.
Đựng thức ăn trong chất liệu không phù hợp
Thức ăn nên được để trong các dụng cụ bằng thủy tinh, gốm, sứ, gỗ và một số loại nhựa chuyên dụng. Ngoài ra, để tránh hơi nước từ thực phẩm bay hơi và bám vào lò trong quá trình nấu, bạn nên đậy thực phẩm lại bằng các vật dụng làm từ nguyên liệu nêu trên hoặc bằng loại màng bọc thực phẩm chuyên dụng.
Đặt kim loại trong lò vi sóng
Kim loại là chất liệu bạn tuyệt đối không được cho vào trong lò vi sóng vì dễ gây cháy nổ. Nguyên nhân do sóng viba của lò vi sóng không thể truyền xuyên qua được kim loại mà sẽ phản xạ lại tác động lên thành lò làm các khu vực khác trong lò nóng lên, dẫn tới nguy cơ cháy nổ và không thể sửa lò vi sóng.
Đặt một số thực phẩm vào lò vi sóng
Thịt chế biến sẵn
Thịt chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, chất bảo quản và chất phụ gia. Lượng cholesterol trong thịt và các chất này sẽ tăng lên khi tiếp xúc với bức xạ từ lò vi sóng, khi ăn các thực phẩm này nhiều, bạn sẽ dễ mắc phải các bệnh về tim mạch.
Trứng
Cho trứng vào lò vi sóng dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ do áp suất của chất lỏng bên trong trứng tăng cao trong quá trình gia nhiệt nhưng do có lớp vỏ bên ngoài nên áp suất không thoát ra ngoài được, từ đó dễ dẫn đến nguy cơ gây nổ. Quả trứng có thể nổ bất cứ lúc nào: bên trong lò vi sóng, khi đã lấy ra ngoài, khi bóc ra,...
Trong trường hợp bạn hâm nóng lại trứng đã chín, do lòng đỏ của trứng chứa nhiều canxi và một số chất dinh dưỡng khác, khi quay trong lò vi sóng, các chất này sẽ bị chuyển hóa thành các chất độc hại.
Nước
Do lò vi sóng có tốc độ tăng nhiệt nhanh, khi làm nóng nước bằng lò vi sóng, các phân tử nước sẽ bị tăng nhiệt đột ngột dẫn đến hiện tượng sôi dữ dội, dễ dẫn đến đổ vỡ hoặc thậm chí gây nổ.
Thịt gà
Thịt gà là loại thực phẩm cần chế biến cẩn thận và nấu chín kỹ do trong thịt gà thường chứa một số loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Tuy nhiên lượng nhiệt của lò vi sóng thường không đủ để nấu chín loại thực phẩm này, dễ để lại phần thịt đỏ có thể chứa vi khuẩn. Do đó, thay vì sử dụng lò vi sóng, bạn nên nấu bằng nhiệt trực tiếp để đảm bảo an toàn sức khỏe và chất lượng món ăn.
Ớt khô
Trong ớt thường có hàm lượng chất capsaicin cao, những loại ớt càng cay thì lượng chất capsaicin càng cao. Khi chất này tiếp xúc với sóng điện từ trong lò vi sóng, chúng dễ bốc cháy và tạo ra khói. Nếu bạn hít phải khói này sẽ dẫn đến cảm giác bỏng rát và có thể gây kích ứng da.
Các loại củ quả có lớp vỏ dày
Tương tự như trường hợp với quả trứng sống, làm nóng các loại củ quả có lớp vỏ dày bằng lò vi sóng sẽ dẫn đến áp suất bên trong quả tăng nhanh, sủi bọt và phát nổ. Một số loại củ quả bạn nên lưu ý như cà chua, cà rốt, khoai tây,...
Đặt lò vi sóng gần các thiết bị điện khác
Bạn cũng không nên đặt lò vi sóng gần các thiết bị điện khác vì chúng dễ gây nhiễu sóng cho nhau. Đặc biệt, lò vi sóng thường tạo ra lượng bức xạ cao, dễ làm hỏng các thiết bị điện gần nó. Do đó, bạn nên đặt lò vi sóng ở vị trí riêng biệt, hợp lý, có tham khảo của người có kinh nghiệm để tránh làm hỏng các thiết bị khác trong khu vực bếp và tốn nhiều chi phí cho việc bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị nhà bếp khác (phổ biến nhất là sửa máy hút mùi và sửa tủ lạnh).
Nguồn tham khảo: choice.com.au