Bộ lọc, cuộn dây và cánh tản nhiệt của điều hòa cần được bảo dưỡng thường xuyên để thiết bị hoạt động hiệu quả và lâu bền. Nếu người sử dụng bỏ qua việc bảo dưỡng định kỳ, dần dần, hiệu suất của chiếc điều hòa sẽ giảm và mức sử dụng năng lượng sẽ tăng lên.
Bộ lọc điều hòa
Bộ lọc của điều hòa cần được thay hoặc làm sạch thường xuyên để đảm bảo hiệu suất của thiết bị. Bộ lọc bị bám bẩn hoặc tắc sẽ làm giảm lượng luồng không khí đi qua thiết bị và từ đó làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động của điều hòa. Ngoài ra, khi luồng không khí bị cản trở, chất bẩn đi theo luồng không khí có thể lắng đọng trực tiếp vào cuộn dây bay hơi và làm giảm khả năng hấp thụ nhiệt của cuộn dây. Khi bạn định kỳ thay bộ lọc bị bẩn, bị tắc bằng bộ lọc mới và sạch có thể giảm mức tiêu thụ năng lượng của điều hòa từ 5% đến 15%.
Đối với điều hòa không khí trung tâm, bộ lọc thường được đặt ở một vị trí nhất định dọc theo chiều dài của ống hồi lưu. Bộ lọc thường được đặt ở trên tường, trần nhà hoặc bên trong điều hòa.
Có một số loại bộ lọc điều hòa có thể tái sử dụng được và cũng có những loại bắt buộc phải thay thế. Những loại bộ lọc này đều có nhiều kiểu thiết kế và mức hiệu quả khác nhau. Thông thường, bạn nên làm sạch hoặc thay thế bộ lọc của hệ thống điều hòa mỗi tháng hoặc hai tháng một lần vào mùa hè.
Nếu điều hòa phải hoạt động liên tục hoặc với tần suất nhiều hơn bình thường, bộ lọc sẽ cần được chú ý vệ sinh thường xuyên hơn, đặc biệt là trong điều kiện bụi bặm hoặc trong nhà nuôi thú cưng nhiều lông.
Cuộn dây điều hòa
Cuộn dây bay hơi và cuộn dây ngưng tụ của điều hòa thường sẽ tích tụ bụi bẩn sau nhiều tháng và nhiều năm sử dụng. Như đã đề cập ở phần trên, bộ lọc sạch là một yếu tố giúp cuộn dây bay hơi không bị bám bẩn. Tuy nhiên, theo thời gian, cuộn dây bay hơi vẫn sẽ tích tụ các bẩn từ môi trường. Chất bẩn này làm giảm luồng không khí, hiệu quả cách nhiệt của cuộn dây và khả năng hấp thụ nhiệt. Do đó, để đảm bảo hiệu quả của điều hòa, bạn nên kiểm tra cuộn dây bay hơi định kỳ (từ 6 tháng đến 1 năm) và làm sạch nó nếu cần.
Cuộn dây ngưng tụ có thể bị bẩn nhanh chóng nếu đặt ở môi trường ngoài trời có nhiều bụi hoặc có tán cây gần đó. Khi đó bạn có thể dễ dàng nhìn thấy cuộn dây ngưng tụ và thực hiện vệ sinh, làm sạch, bảo dưỡng điều hòa khi cần thiết.
Nhìn chung, để điều hòa có thể hoạt động hiệu quả và lâu dài, bạn nên hạn chế tối đa bụi bẩn xung quanh dàn ngưng tụ. Lỗ thông hơi, lá rụng và một số loại máy móc vệ sinh đều là những nguồn mang lại bụi bẩn cho khu vực xung quanh chúng. Do đó, bạn nên thường xuyên bảo dưỡng điều hòa, làm sạch khu vực xung quanh cuộn dây, loại bỏ mọi chất bẩn và cắt tỉa tán lá cách điều hòa ít nhất là 0,6 mét để có đủ luồng không khí xung quanh bình ngưng.
Cánh tản nhiệt
Các lá nhôm (cánh tản nhiệt) trên cuộn dây bay hơi và ngưng tụ dễ bị uốn cong, từ đó có thể làm chặn luồng không khí đi qua cuộn dây. Để khắc phục tình trạng này, các nhà sản xuất điều hòa đã tạo ra loại lược nắn tản nhiệt để chải những cánh tản nhiệt này trở lại tình trạng gần như ban đầu.
Ống thoát nước ngưng
Các đường thoát nước có thể bị tắc do bụi bẩn tích tụ hoặc mắc vật lạ khiến thiết bị không thể giảm độ ẩm và bị tích tụ độ ẩm dư thừa lên đồ vật trong phòng như giường, thảm, tường nhà,... từ đó ảnh hưởng đến chất lượng đồ vật trong phòng như phai màu, giòn, mủn,...
Vì vậy, thỉnh thoảng, bạn nên luồn một sợi dây cứng qua các đường thoát nước của thiết bị để kiểm tra xem ống thoát nước có bị tắc không và đưa ra phương án sửa điều hòa tại nhà hợp lý.
Miếng dán cửa sổ
Với những gia đình đặt điều hòa thông với cửa sổ để đặt ống dẫn nước, vào đầu mỗi mùa hè, hãy kiểm tra lớp đệm/ miếng dán ở khe giữa điều hòa và khung cửa sổ để đảm bảo nó bịt kín được khe hở, tránh không khí trong phòng lọt ra ngoài.
Do phải tiếp xúc với môi trường cả ở trong và ngoài phòng, phần đệm/ miếng dán này khá dễ bong, chẳng hạn như do độ ẩm, nhiệt độ,... nên mỗi khi tiến hành bảo dưỡng điều hòa, bạn nên kiểm tra cả bộ phận này để đảm bảo hiệu quả làm mát của điều hòa.
Chuẩn bị vào mùa đông
Vào mùa đông, bạn nên che dàn nóng của điều hòa lại để bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi bụi bẩn và các yếu tố thời tiết như mưa gió, sương giá,... hoặc nếu có điều kiện thì bạn nên tháo ra và cất giữ ở nơi khô ráo.
Hoặc nếu trong trường hợp vẫn sử dụng điều hòa, bạn nên đặt nhiệt độ của điều hòa không chênh quá 5°C so với nhiệt độ bên ngoài. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng kết hợp với máy tạo độ ẩm để đảm bảo sức khỏe của người dùng.
Trong trường hợp thuê thợ bảo dưỡng điều hòa
Khi bạn cần bảo dưỡng điều hòa kỹ lưỡng hơn, liên quan đến các bộ phận bên trong của thiết bị hoặc điều hòa gặp phải vấn đề mà việc vệ sinh và kiểm tra không thể giải quyết được chẳng hạn như khi điều hòa không tạo được mức nhiệt độ mong muốn, bạn nên gọi dịch vụ sửa điều hòa tại Hà Nội chuyên nghiệp và uy tín.
Một kỹ thuật viên có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản sẽ tìm và đưa ra được giải pháp phù hợp cho các sự cố trong hệ thống điều hòa. Quy trình bảo dưỡng điều hòa chuyên nghiệp sẽ bao gồm các bước sau:
- Kiểm tra lượng chất làm lạnh
- Kiểm tra rò rỉ chất làm lạnh bằng máy chuyên dụng, thu dọn chất làm lạnh để tránh phát tán ra môi trường
- Kiểm tra và bịt kín rò rỉ ống dẫn trong hệ thống điều hòa trung tâm
- Đo luồng không khí qua cuộn dây bay hơi
- Xác minh trình tự điều khiển điện chính xác, đảm bảo hệ thống sưởi và hệ thống làm mát không hoạt động đồng thời.
- Kiểm tra các thiết bị đầu cuối điện, làm sạch và siết chặt các kết nối, đồng thời phủ lớp phủ cách điện ở những khu vực cần thiết.
- Kiểm tra dầu động cơ, độ kín và độ mòn của dây đai
- Kiểm tra độ chính xác của bộ điều chỉnh nhiệt.
Nguồn tham khảo: energy.gov