Bếp từ là sự lựa chọn được nhiều người dùng ưa chuộng nhờ vẻ ngoài hiện đại, giao diện thân thiện với người dùng và quá trình vệ sinh đơn giản. Sức hấp dẫn của bếp từ nằm ở thiết kế đẹp mắt, mang đến nét hiện đại cho căn bếp. Cách điều khiển đơn giản và trực quan của bếp từ giúp cho việc nấu nướng trở thành một trải nghiệm đơn giản hơn. Một trong những ưu điểm chính của bếp từ là không có đầu đốt gas nên việc vệ sinh trở nên ít rườm rà hơn. Tuy nhiên, bạn cần biết thực hiện kỹ thuật và sử dụng đúng chất tẩy rửa để duy trì độ sáng bóng và hiệu suất của bếp.
Tại sao cần vệ sinh bếp từ định kỳ?
Bếp từ có kiểu dáng đẹp và hiện đại, những chiếc bếp này có bề mặt phẳng, thường được làm bằng thủy tinh hoặc gốm. Chúng có tính thẩm mỹ cao nhưng cũng dễ để lại dấu vân tay và vết bẩn do thức ăn rơi ra.
Không giống như bếp gas, những mảnh vụn thức ăn bị rơi rớt trong lúc nấu trên bếp từ sẽ không bị cháy và bám chặt vào mặt bếp, khiến công việc dọn dẹp ít tốn công sức và thời gian hơn. Khi vệ sinh bếp từ hàng ngày, bạn chỉ cần chà mặt bếp nhẹ nhàng bằng nước ấm và miếng bọt biển là có thể đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của bếp.
Lau dọn đơn giản hàng ngày sẽ giúp ngăn chặn bụi bẩn tích tụ, đảm bảo bếp từ luôn ở tình trạng tốt nhất, giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc và phải sửa bếp từ. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp cần phải vệ sinh kỹ lưỡng hơn để đảm bảo chất lượng của mặt bếp. Thông thường, quá trình làm sạch sâu hơn nên được thực hiện hàng tuần để làm sạch bếp hoàn toàn. Thói quen vệ sinh bếp đều đặn sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của bếp từ và nâng cao hiệu quả nấu nướng của người dùng.
Dụng cụ vệ sinh bếp từ
Theo chia sẻ của thợ sửa bếp từ tại nhà chuyên nghiệp, để làm sạch bếp từ một cách hiệu quả và nhanh chóng, bạn cần chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết cho quá trình dọn dẹp. Một số dụng cụ cần thiết bao gồm:
- Một miếng bọt biển mềm, đây là công cụ chính để xử lý các vết dầu mỡ và thức ăn hàng ngày.
- Một dụng cụ có đầu cứng để cạo những vết bẩn cứng đầu bám lâu ngày trên mặt bếp, tuy nhiên hãy sử dụng nó một cách thận trọng để tránh làm hỏng bề mặt bếp.
- Khăn giấy nhà bếp để lau sạch các mảnh vụn và chất tẩy rửa dư thừa bám quanh khu vực bếp.
- Một miếng vải mềm và khô để lau mặt bếp sau khi vệ sinh.
- Nước xà phòng ấm để làm sạch nhẹ nhàng và hiệu quả.
- Chất tẩy rửa chuyên dụng để xử lý các vết bẩn cứng đầu và đảm bảo độ sáng bóng của mặt bếp.
Thực hiện vệ sinh bếp từ
Trước khi bắt đầu quá trình làm sạch bếp từ, bạn cần đảm bảo rằng mặt bếp đã hoàn toàn nguội để tránh bị bỏng trong quá trình vệ sinh và tránh làm hư hại mặt bếp. Sau khi bạn đã chắc chắn về độ an toàn, hãy bắt đầu vệ sinh bằng cách sử dụng miếng bọt biển mềm và nước xà phòng ấm để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn bám trên khu vực bếp nấu. Sau đó, bạn hãy lau bề mặt bếp và khu vực xung quanh bằng vải mềm khô và khăn giấy cho đến khi mặt bếp khô hoàn toàn.
Tiếp theo, bạn sẽ lau mặt bếp bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. Nhẹ nhàng chà sạch bề mặt bằng miếng bọt biển nhà bếp, sử dụng mặt chà nhám hơn cho những khu vực khó lau chùi. Bạn nên lau mặt bếp theo hình tròn để phủ đều chất tẩy rửa lên toàn bộ mặt bếp.
Khi lau mặt bếp, bạn có thể nhận thấy một số điểm nhất định khi chạm vào có cảm giác gồ ghề và cứng hơn những điểm khác. Đây là những vết bẩn cứng đầu đã bám lâu ngày trên mặt bếp, với những vết bẩn này, bạn có thể sử dụng dụng cụ có đầu cứng (đã chuẩn bị ở trên) để làm sạch mặt bếp. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng khi sử dụng những công cụ này để tránh gây hư hỏng bề mặt bếp, chi phí cho việc sửa bếp từ trong trường hợp này sẽ khá đắt đỏ.
Sau khi đã cạo sạch các khu vực gồ ghề, bạn cần chà lại chúng bằng chất tẩy rửa mặt bếp. Sau đó, sử dụng miếng bọt biển để làm sạch bề mặt bếp một lần nữa. Với việc cạo nhiều lần và lau kỹ, bề mặt bếp sẽ mịn màng và bằng phẳng hơn.
Bước cuối cùng là lâu sạch chất tẩy rửa còn lại khỏi mặt bếp. Sử dụng một miếng vải mềm hoặc một ít khăn giấy nhà bếp để lau sạch chất tẩy rửa trên mặt bếp. Sau khi mặt bếp đã khô hơn, bạn có thể dùng giấy khô lau qua một lượt, tương tự như lau cửa sổ.
Vệ sinh mặt bếp cẩn thận và thường xuyên giúp giữ cho không gian bếp trông sạch sẽ, đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn bếp của bạn, nâng cao trải nghiệm nấu nướng và khiến thời gian vào bếp của bạn trở nên thú vị, thoải mái hơn. Đồng thời, việc vệ sinh bếp sạch sẽ đều đặn còn đảm bảo tuổi thọ và hiệu suất tối ưu của bếp, giảm nguy cơ hỏng hóc và chi phí cho việc sửa bếp từ. Tuy nhiên, khi bếp từ xảy ra sự cố, bạn nên liên hệ đến trung tâm sửa bếp từ uy tín theo hãng sản xuất, chẳng hạn như trung tâm sửa bếp từ, bếp hồng ngoại Fagor tại Hà Nội, để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Nguồn tham khảo: townappliance.com