Rửa sạch bát đĩa trước khi cho vào máy rửa bát
Bạn có lẽ đã đọc được những thông tin khuyến nghị nên rửa trước bát đĩa trước khi cho chúng vào máy rửa bát. Tuy nhiên, điều này thực chất không hoàn toàn đúng. Máy rửa bát và chất tẩy rửa được sản xuất để hoạt động hiệu quả nhất khi bát đĩa có vết bẩn, trái ngược với suy nghĩ của nhiều người.
Các mảnh thức ăn hoặc lớp dầu mỡ trên bát đĩa có thể kích hoạt khả năng làm sạch của chất tẩy rửa hiệu quả hơn. Ngoài ra, máy rửa bát còn sử dụng các cảm biến phát hiện mực nước trong chu trình làm sạch. Những cảm biến này đánh giá thời điểm bát đĩa đã sạch và tự điều chỉnh chu trình phù hợp. Do đó, khi bạn đã rửa sạch bát đĩa trước khi cho vào máy sẽ làm cản trở khả năng đánh giá và xác định độ dài chu trình thích hợp.
Máy rửa bát được chứng nhận Energy Star trung bình chỉ sử dụng khoảng hơn 15 lít nước cho một chu trình làm sạch hoàn chỉnh. Ngược lại, khi cho bát đĩa đã được rửa trước vào máy có thể tiêu tốn tới 75,7 lít nước, gấp khoảng 5 lần so với cách rửa thông thường.
Ngoài ra, việc sử dụng máy rửa bát đúng mục đích sẽ giúp thiết bị hoạt động tối ưu và đạt được kết quả làm sạch như mong muốn. Để đảm bảo máy rửa bát của bạn hoạt động tốt nhất, bạn chỉ cần bỏ các mảnh thức ăn lớn trước khi xếp bát đĩa vào máy để giúp ngăn ngừa tắc nghẽn đường nước và giúp quá trình làm sạch hiệu quả. Việc rửa bát đĩa trước khi cho vào máy rửa bát là không cần thiết và lãng phí. Tuân thủ biện pháp này sẽ giúp bạn tận dụng tối đa khả năng của máy rửa bát và đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị.
Cho nhiều chất tẩy rửa thì bát đĩa sẽ sạch hơn
Một quan niệm sai lầm khá phổ biến với người dùng thiết bị gia dụng là sử dụng nhiều chất tẩy rửa sẽ làm sạch tốt hơn. Tuy nhiên, biện pháp làm này có thể mang lại một số tác dụng phụ, chẳng hạn như để lại một lớp chất tẩy rửa còn sót lại trên bát đĩa hoặc quần áo do lượng nước không đủ để hòa tan hoặc rửa sạch lượng chất tẩy rửa đã cho.
Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa không chỉ không cải thiện được quá trình làm sạch mà còn có thể làm giảm hiệu suất và tuổi thọ của thiết bị. Cho quá nhiều chất tẩy rửa vào máy có thể dẫn đến tạo nhiều bọt, khiến máy hoạt động mạnh hơn và có thể dẫn đến các sự cố cơ học theo thời gian, tốn chi phí cho sửa máy rửa bát hoặc máy giặt.
Để đạt được kết quả làm sạch tối ưu và đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị, bạn cần phải tuân theo khuyến nghị của nhà sản xuất về liều lượng chất tẩy rửa. Sử dụng đúng lượng chất tẩy rửa, tùy theo khối lượng quần áo, bát đĩa và mức độ bẩn sẽ làm tăng hiệu quả làm sạch của thiết bị. Ngoài ra, sử dụng đủ lượng chất tẩy còn giúp duy trì chất lượng quần áo và bát đĩa bằng cách ngăn ngừa sự tích tụ cặn bột giặt. Từ đó, bạn cần hình thành thói quen sử dụng đúng lượng chất tẩy rửa để có hiệu quả làm sạch hiệu quả hơn.
Quần áo giặt bằng nước nóng luôn có hiệu quả tốt hơn
Các mẫu máy giặt hiện đại được thiết kế có khả năng giặt hiệu quả ở nhiều mức nhiệt độ nước khác nhau. Từ đó, nhiều người dùng thường lựa chọn mức nhiệt từ 20 độ C đến 60 độ C khi giặt quần áo với suy nghĩ rằng giặt bằng nước nóng sẽ giặt sạch hơn so với nước lạnh. Trái ngược với quan niệm trên, chu trình giặt bằng nước lạnh có thể loại bỏ bụi bẩn, vết ố và mùi hôi trên quần áo một cách hiệu quả.
Trên thực tế, máy giặt ngày nay được trang bị công nghệ tiên tiến đảm bảo làm sạch kỹ lưỡng ngay cả với nước lạnh, đảm bảo tối ưu hóa hiệu suất giặt và đảo trộn quần áo hiệu quả, giặt quần áo sạch sẽ và thơm tho. Ngoài ra, có một số chất liệu quần áo, chẳng hạn như len, lụa,... không thể giặt bằng nước nóng do sẽ làm vải bị co lại hoặc giảm chất lượng vải.
Hơn nữa, quy trình đun nước nóng cũng sẽ tiêu tốn một phần năng lượng đáng kể. Sử dụng nhiệt độ nước lạnh hơn có thể làm giảm mức tiêu thụ năng lượng và giảm chi phí cho công việc giặt giũ. Trên thực tế, khoảng 90% năng lượng mà máy giặt sử dụng được dùng để làm nóng nước. Vì vậy, việc lựa chọn chu trình giặt bằng nước lạnh không chỉ tiết kiệm năng lượng mà còn giúp bạn tiết kiệm hóa đơn tiền điện.
Sử dụng tủ lạnh cũ sẽ tiết kiệm tiền hơn việc mua mới
Trên thực tế, việc sử dụng tủ lạnh cũ có thể dẫn đến chi phí tiêu thụ điện đáng kể, thường cao hơn rất nhiều so với tủ lạnh mới. Tủ lạnh cũ có xu hướng kém tiết kiệm năng lượng hơn do công nghệ lạc hậu và thiếu các tính năng hiện đại. Chúng tiêu thụ nhiều điện hơn để duy trì nhiệt độ mong muốn và có thể dẫn đến chi phí tiền điện cao. Để cải thiện hiệu quả sử dụng của tủ lạnh cũ, bạn sẽ phải bảo dưỡng tủ lạnh thường xuyên và có thể cần đến sự hỗ trợ của các trung tâm sửa tủ lạnh tại nhà chuyên nghiệp và uy tín.
Mặt khác, tủ lạnh mới hơn được thiết kế với các tính năng tiết kiệm năng lượng tiên tiến như cách nhiệt cải tiến, máy nén hiệu quả và hệ thống kiểm soát nhiệt độ thông minh. Những tính năng này góp phần giảm tiêu thụ năng lượng và giảm chi phí vận hành theo thời gian, đồng thời có tần suất bảo dưỡng và sửa tủ lạnh ít hơn so với tủ lạnh cũ. Do đó, khi xét về lợi ích dài hạn, tủ lạnh mới sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.
Nguồn tham khảo: townappliance.com