Máy hút mùi hiện là một thiết bị không thể thiếu trong căn bếp của nhiều gia đình. Máy hút mùi hút khói và mùi khó chịu, giúp cho không gian bếp không bị ám mùi và sạch sẽ. Nếu bạn muốn duy trì hiệu suất của máy hút mùi ở mức cao nhất thì bạn cần vệ sinh và bảo dưỡng máy hút mùi định kỳ. Việc vệ sinh máy hút mùi giúp tăng tuổi thọ và đảm bảo hiệu suất hoạt động của thiết bị.
Phân tích vấn đề của máy hút mùi
Đầu tiên, bạn sẽ cần phân tích vấn đề của máy hút mùi. Máy hút mùi sẽ phát sinh hao mòn khi được sử dụng thường xuyên hoặc có dầu mỡ tích tụ. Dưới đây là một số tình huống bạn cần lưu ý:
- Máy đang ở chế độ cao (high mode) nhưng khói không bị hút vào máy. Nguyên nhân có thể là do dầu mỡ tích tụ làm chặn ống thông gió của máy hút mùi. Ngoài ra, cũng có thể do động cơ bị mòn hoặc bộ lọc không khí cần được vệ sinh hoặc thay mới.
- Động cơ phát ra tiếng ồn lớn. Nguyên nhân động cơ của máy hút mùi tạo ra âm thanh vo ve tương đối lớn có thể do có vật cản cọ sát vào động cơ hoặc bộ phận nào đó của động cơ đã quá cũ và cần được thay mới.
- Công tắc và đèn không hoạt động. Có thể do một số vấn đề về điện và cần sự trợ giúp từ các kỹ thuật viên chuyên nghiệp chuyên bảo dưỡng máy hút mùi và sửa máy hút mùi tại nhà
Lưu ý an toàn khi vệ sinh máy hút mùi
- Tắt nguồn điện: Hãy rút ổ cắm điện hoặc tắt công tắc trước khi bắt đầu vệ sinh máy hút mùi. Việc này giúp tránh các nguy cơ điện giật và đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với các bộ phận điện của thiết bị.
- Đeo găng tay bảo vệ: Sử dụng găng tay cao su hoặc loại găng tay bảo vệ khác để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa và dầu mỡ, bảo vệ da tay và ngăn chặn các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác.
- Sử dụng dụng cụ phù hợp: Bạn nên sử dụng các dụng cụ mềm như bàn chải sợi mềm hoặc cọ nhỏ để tránh làm trầy xước bề mặt máy hút mùi. Tránh sử dụng các vật cứng hoặc sắc nhọn.
- Tránh tiếp xúc với các bộ phận điện tử: Khi lau chùi bên trong máy hút mùi, tránh để nước hoặc dung dịch tẩy rửa chảy vào các bộ phận điện tử hoặc mạch điện do nguy cơ có thể gây chập điện hoặc hỏng hóc sau khi bạn bật lại thiết bị.
- Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất: Bạn nên đọc và tuân thủ hướng dẫn vệ sinh và bảo dưỡng máy hút mùi trong sách hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo quá trình vệ sinh an toàn và hiệu quả.
Cách làm sạch bộ lọc máy hút mùi
Làm sạch bộ lọc là một bước quan trọng trong quá trình bảo dưỡng máy hút mùi. Bộ lọc máy hút mùi loại bỏ khói và các hạt từ không khí để tuần hoàn lại hoặc loại bỏ chúng khỏi không gian nhà bếp. Bộ lọc có hai loại chính là bộ lọc bằng kim loại và bằng than hoạt tính. Bạn có thể tham khảo cuốn hướng dẫn sử dụng hoặc xem trên trang web của nhà sản xuất để tự tháo và thay mới cả bộ lọc than và kim loại.
Sau khi tháo bộ lọc ra, bạn cần đặt chúng vào thùng chứa đầy dung dịch tẩy dầu mỡ. Phần dung dịch cần phải bao phủ hoàn toàn bộ lọc. Ngay khi dầu mỡ tan hết, bạn cần dùng nước xà phòng ấm để rửa kỹ bộ lọc. Sau đó bạn nên để bộ lọc khô hoàn toàn trước khi đặt lại vào máy hút mùi. Tùy theo tình trạng và độ hao mòn của bộ lọc, bạn cần vệ sinh và thay mới hàng năm hoặc khi cảm thấy cần thiết.
Vệ sinh phần bên ngoài của máy hút mùi
Việc vệ sinh phần bên ngoài của máy hút mùi tương đối đơn giản. Đầu tiên, bạn cần tắt bếp và máy hút mùi, để nguội. Sau đó, bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc bình xịt gia dụng thông thường để làm sạch phần bên ngoài của máy hút mùi. Lưu ý, khi chọn loại chất tẩy rửa, bạn nên chọn loại không gây mài mòn.
Hãy xịt chất tẩy rửa và lau thật kỹ khu vực bên ngoài của ống thông hơi. Bạn cần lưu ý tránh không được tiếp xúc với các thành phần điện để tránh bị thương và nguy cơ cháy nổ.
Làm sạch quạt và thay thế động cơ
Mặc dù mô tơ quạt máy hút mùi khá bền nhưng khi phải tiếp xúc với dầu mỡ và độ ẩm quá cao, động cơ sẽ bắt đầu hoạt động kém đi. Trong hầu hết trường hợp, bánh xe thổi sẽ thu gom dầu mỡ và bụi bẩn, những chất này có thể được loại bỏ và làm sạch bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. Nếu việc vệ sinh không mang lại kết quả như mong muốn thì bạn sẽ cần thay động cơ quạt. Công việc này có thể đòi hỏi kiến thức và kỹ năng nhất định nên bạn sẽ cần liên hệ tới trung tâm sửa máy hút mùi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Cách làm sạch lỗ thông gió của máy hút mùi
Lỗ thông gió cần được kiểm tra kỹ lưỡng hàng ngày. Dầu mỡ có thể tích tụ trong lỗ thông gió, làm ảnh hưởng đến các chức năng của máy và thậm chí còn tiềm ẩn gây nguy cơ hỏa hoạn nếu không được xử lý kịp thời. Nếu lỗ thông hơi của bạn liên tục bị tắc do dầu mỡ tích tụ, bạn nên xin ý kiến tư vấn của các kỹ thuật viên chuyên bảo dưỡng điều hòa.
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh
Để tăng tuổi thọ của máy hút mùi, thỉnh thoảng bạn nên vệ sinh cánh quạt. Nó có thể ngăn chặn dầu mỡ, bụi bẩn và các chất bẩn khác tích tụ bên trong động cơ. Việc vệ sinh thường xuyên cũng giúp tránh tạo thêm áp lực lên động cơ và tránh hiện tượng quá nhiệt. Bạn có thể sử dụng dung dịch nước và amoniac để làm sạch những khu vực bọc bằng kim loại bên ngoài bị bám nhiều dầu mỡ của máy hút mùi. Bạn hãy làm sạch bộ lọc thường xuyên, đảm bảo đường thông gió không bị chặn và không bám dầu mỡ.
Nguồn tham khảo: spicandspan.de